Yoga Stretch là một trong những loại hình Yoga được khá nhiều người quan tâm nhằm tăng khả năng kéo giãn cơ. Bạn cũng đang tìm hiểu về loại hình này và muốn áp dụng các kỹ thuật giãn cơ trong Yoga Stretch?
1. Yoga Stretch là gì?
Yoga Stretch là một loại hình Yoga bao gồm các tư thế giãn cơ mông đùi, cơ chân, cơ bắp tay nhằm kéo dài cơ thể, mở rộng khung xương khớp. Nhờ đó toàn bộ cơ thể của bạn trở nên dẻo dai, khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng hơn. Cụ thể hơn, Yoga Stretch chính là các bài tập Yoga tập trung kết hợp giữa hơi thở và các động tác kéo giãn cơ. Những bài tập này khá dễ tập, phù hợp cho mọi đối tượng, lứa tuổi và giới tính tập luyện. Từng động tác, tư thế trong các bài tập Yoga Stretch sẽ kích thích các bộ phận trên cơ thể như dây chằng, cơ khớp căng giãn, tăng sự dẻo dai và linh hoạt hơn.
Khi tập Yoga Stretch chúng ta cũng sẽ bắt đầu thực hành từ các tư thế giãn cơ từ đơn giản đến phức tạp. Hầu hết các động tác này đều dễ thực hiện bởi vậy bạn có thể vừa tập vừa xem ti vi, nghe nhạc hay có thể tận dụng thời gian ngồi máy tính để tập hoặc áp dụng tư thế co giãn ngay trên giường.

2. Lợi ích của tập Yoga Stretch.
Các HLV và giáo viên Yoga cho biết, các bài tập Yoga Stretch khá đơn giản, dễ thực hành nhưng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tập. Với các tư thế co giãn cơ bắp trong Yoga Stretch, các Yogi nhận được những tác dụng cụ thể như sau:
– Các bài tập của Yoga Stretch có khả năng tăng phạm vi chuyển động giúp các khớp tay chân di chuyển xa hơn, uốn dẻo tốt hơn mà không bị đau cứng, khó chịu.
– Giúp cơ bắp và xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn, đồng thời giảm thiểu sự căng cứng ở các khớp xương.
– Hỗ trợ cho quan hệ tuần hoàn, tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Giảm đau nhức cơ bắp, xương khớp và tăng khả năng chịu đựng của các nhóm cơ, dây chằng.
– Giúp người tập luôn khỏe khoắn, tâm trạng thoải mái, dễ chịu.
– Hỗ trợ rất tốt cho các bài tập tăng cường sức mạnh, ngăn ngừa những chấn thương có thể xảy ra khi tập luyện.
3. Những kỹ thuật co giãn trong Yoga Stretch.
Thực chất khi tập Yoga Stretch chính là chúng ta đang thực hiện các bài tập giãn cơ. Tập luyện các bài tập Yoga Stretch bạn có thể tập luyện các kỹ thuật co giãn khác nhau. Dưới đây là các kỹ thuật giãn cơ phổ biến bạn có thể áp dụng trong các bài tập Yoga Stretch.
3.1. Giãn tĩnh.
Giãn tĩnh là một trong những kỹ thuật cơ bản mà bạn cần biết khi tập Yoga Stretch. Đây là động tác giãn duỗi cơ được thực hiện tại những vị trí cố định trong khoảng thời gian từ 10-30 giây. Theo chuyên gian, giãn tĩnh là kỹ thuật giãn cơ an toàn, nhiều người áp dụng giúp cải thiện khả năng linh hoạt cho cơ thể cũng như độ dẻo dai của các nhóm cơ.
3.2. Giãn động.
Với kỹ thuật giãn động, người tập phải vận động nhẹ nhàng để các nhóm cơ cùng tham gia một lúc. So với giãn tĩnh, giãn động tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho cơ bắp hơn. Thông thường kỹ thuật này thường được các huấn luyện viên, vận động viên, nhà vật lý trị liệu áp dụng là chủ yếu.

3.3. Giãn chủ động.
Đây là kỹ thuật kéo giãn cơ dài ra và thư giãn. Đối với người mới tập Yoga Stretch thì bài tập giãn cơ này khá khó bởi nó cần một lực để giúp cơ được giãn nở. Ngược lại, đối với huấn luyện viên và người có kinh nghiệm thì giãn chủ động là kỹ thuật khá an toàn, hạn chế gây thương tích cho người tập. Khi thực hiện giãn chủ động, người tập sẽ điều chỉnh lực căng của các cơ sao cho phù hợp nhất mà không cần sự tác động của lực nào khác từ bên ngoài.
3.4. Giãn thụ động.
Khi thực hiện kỹ thuật giãn thụ động trong Yoga Stretch, người tập cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài để giãn cơ. Đó có thể là đòn bẩy, dây đeo hay các thiết bị hỗ trợ khác hoặc sự hỗ trợ lực từ người khác. Với kỹ thuật này, các cơ của người tập sẽ giãn tối đa mà không cần tốn nhiều lực. Yêu cầu của kỹ thuật này là bạn luôn để cơ thể ở tư thế thoải mái nhất, tránh việc giãn cơ quá mức hay sử dụng lực quá lớn sẽ gây ra chấn thương.
3.5. Giãn tĩnh thụ động.
Giãn tĩnh thụ động là kỹ thuật Yoga Stretch cơ bản, rất an toàn và hiệu quả. Các cơ sẽ được kéo giãn và giữ trong thời gian tối thiểu là 20 giây khi áp dụng kỹ thuật này. Khi thực hiện giãn tĩnh thụ động, người tập cần thả lỏng cơ thể, không được co cơ.
3.6. Giãn động thụ động.
Trái ngược với giãn tĩnh thụ động, kỹ thuật này yêu cầu người tập cần giữ cơ tối thiểu 20 giây trong khi dùng lực tác động từ bên ngoài để kéo giãn các cơ. Đây là kỹ thuật tương đối khó, phù hợp với người có kinh nghiệm, tuyệt đối không nên áp dụng khi mới bắt đầu tập Yoga.
3.7. Giãn tĩnh chủ động.
Đây cũng là động tác khó trong Yoga, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm tập luyện lâu dài. Khi tập giãn tĩnh chủ động, cơ bắp của bạn sẽ giãn căng dưới tăng động của cơ đối diện. Người tập cần thực hiện trong vòng 15-20 giây cho mỗi lần giãn cơ
3.8. Giãn động chủ động.
Kỹ thuật này cũng được thực hiện từ 15-20 giây cho mỗi lần giãn cơ. Tuy nhiên, cơ thể lúc này sẽ chịu tác động từ lực bên ngoài thay vì sử dụng lực tác động từ cơ khác.
3.9. Co giãn chuyển động.
Co giãn chuyển động là kỹ thuật Yoga Stretch có tác dụng tăng sức mạnh cơ bắp, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng đồng thời tăng phạm vi chuyển động của cơ hiệu quả hơn. So với các kỹ thuật giãn cơ khác thì co giãn chuyển động có ưu điểm vượt trội hơn cả.
4. Lưu ý khi tập Yoga Stretch.
Mặc dù Yoga Stretch bao gồm các tư thế Yoga cơ bản, dễ tập luyện nhưng khi áp dụng các bài tập này bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
4.1. Khởi động cơ thể kỹ trước khi tập.
Khởi động trong vòng 5-10 phút là cách làm nóng cơ thể giúp bạn sẵn sàng thực hành các bài tập giãn cơ sâu. Thực tế trước khi tập luyện bất cứ môn thể thao nào bạn cũng cần khởi động thật kỹ. Khi cơ thể nóng lên, các nhóm cơ sẽ mềm dẻo, linh hoạt hơn nên dễ dàng kéo giãn hơn, hạn chế những chấn thương về cơ bắp hay xương khớp có thể xảy ra.
4.2. Không khóa khớp hay nín thở khi tập Yoga Stretch.
Một lưu ý nữa khi thực hành các bài tập Yoga Stretch là bạn phải hít thở đúng cách với hơi thở đều đặn. Nín thở khi tập Yoga là sai lầm sẽ khiến cơ thể bị thiếu oxy, gây khó thở và cơ bắp không kéo giãn được hiệu quả. Hít thở đúng cách là bạn cần hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Ngoài ra, trong quá trình tập luyện bạn tuyệt đối không được khóa khớp. Điều này có thể gây ra những chấn thương đáng tiếc cho người tập.
4.3. Không tập Yoga Stretch khi bị chấn thương.
Nếu cơ bắp hay xương khớp của bạn đang bị tổn thương thì hãy dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi hoàn toàn. Việc cố gắng áp dụng các bài tập Yoga Stretch càng khiến cơ thể tổn thương nặng nề hơn mà không mang lại kết quả tốt đẹp nào.
5. Lời kết.
Vậy là thông qua bài viết trên đây, các bạn đã hiểu khái niệm Yoga Stretch là gì rồi đúng không nào? Hy vọng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn loại hình Yoga thích hợp cũng như thực hành Yoga Stretch đúng cách. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi !
Online chuyên cung cấp thảm tập yoga tại đà nẵng